Bí quyết làm cơm rượu không chua và nếp không bị cứng
Cơm rượu sau khi làm xong có mùi thơm đặc trưng, khi ăn thì cơm rượu mềm, tan vào trong miệng, vị mặn, ngọt, chua chua kết hợp hài hòa với nhau. Để biết cách làm một mẻ cơm rượu ngon, không chua và không bị cứng thì hãy đọc tiếp bài viết này nhé.
Vì được ủ với men, nên cơm rượu sau khi làm xong sẽ có mùi thơm đặc trưng, bên cạnh đó nó còn tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch và thích hợp dùng cho những người bị thiếu sắt.
Với những người mới bắt đầu làm, sau khi ủ ra, cơm rượu sẽ không chua và bị cứng, ăn sẽ không ngon. Để khắc phục tình trạng trên, thì việc nấu nếp và rắc men rất là quan trọng. Hãy đọc tiếp bài viết để biết bí quyết làm cơm rượu thơm ngon nha.
Nguyên liệu
-
300g nếp
-
3.5g men ngọt
-
1 muỗng cà phê muối hột
-
Hủ thủy tinh hoặc nồi thủy tinh để đựng
-
Một ít lá chuối (nếu không có cũng không sao)
Cách thực hiện
Bước 1: Ngâm nếp
-
Nếp đem đi vo sạch, rồi ngâm trong nước muối loãng trong 2 - 3 tiếng, không nên ngâm quá lâu, nếp sẽ bị mềm đi, cơm rượu sẽ không được ngon.
-
Ngâm trong nước muối, sẽ giúp cơm rượu có vị đậm đà hơn sau khi làm ra.
-
Nên chọn nếp có màu sắc tự nhiên, đều hạt, không nên chọn nếp quá mới hoặc nếp quá củ, sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món cơm rượu khi làm ra.
Bước 2: Nấu nếp
-
Khi đã ngâm xong thì vớt ra, cho nếp vào trong nồi cơm điện với 190ml nước lọc, nấu trong 20 phút là nếp chín mềm dẻo. Nên nấu nếp trong nồi cơm điện, để sau khi nấu xong, xôi không bị khô và mất nhiều nước.
-
Lượng nước cho vào xâm xấp mặt nếp là được, nhiều nước quá thì cơm rượu sau khi làm xong sẽ dễ bị chua, ít nước thì cơm rượu dễ bị khô và cứng.
Bước 3: Cà men
Cho men vào trong túi nilon, hoặc túi zip, dùng chày để cán nhuyễn mịn phần men. Men trắng sẽ cho ra cơm rượu có màu trắng và đẹp hơn, nếu như không chọn mua được những viên men trắng thì cũng có thể sử dụng những viên men hơi ngã màu cũng không sao.
Bước 4: Rắc men
-
Lá chuối lau sạch, rồi để lên một cái khay, tiếp đó cho một lớp xôi mỏng vào trong lá chuối, trải đều và nén chặt, rồi để cho xôi nguội bớt đi một chút.
-
Nếu không có lá chuối, thì bạn có thể cho xôi vào trong một cái khay rồi trải đều ra, rồi rắc đều men lên là được.
-
Khi xôi đã nguội bớt thì rắc đều men lên một mặt xôi, tiếp đó thì lật lá chuối lại, rắc thêm một lớp men lên mặt dưới của xôi.
-
Để xôi được lên men nhanh hơn, thì nên cho men vào lúc xôi còn ấm, nhiệt độ khoảng 30 - 35 độ C. Nếu không ước chừng được nhiệt độ, thì bạn cũng có thể để xôi nguội bớt rồi mới rắc men vào cũng được.
Bước 5: Vo viên
-
Chuẩn bị một cái chén nhỏ, cho vào khoảng 100ml nước ấm và 1 muỗng cà phê muối hột vào, trộn đều để muối tan.
-
Rửa tay thật sạch, lau khô, rồi nhúng tay vào nước muối, tiến hành vò thành từng viên nhỏ theo sở thích, sau đó cho vào trong thố thủy tinh, đậy nắp kín lại và ủ trong 3 ngày.
-
Nếu thời tiết nóng thì cơm rượu sẽ dễ ủ hơn, khi thời tiết lạnh thì bạn nên đặt thố ủ cơm rượu gần bếp, hoặc nơi có nhiệt độ cao là được.
-
Nước muối sẽ làm cho món cơm rượu sau khi làm xong, sẽ có vị mặn mặn đậm đà hơn nữa đấy.
-
Bạn có thể dùng lá chuối tước nhỏ, để quấn quanh viên cơm rượu để cơm rượu sau khi được lên men có mùi hương thoang thoảng của lá chuối.
-
Sau 3 ngày, mở nắp thố ủ cơm rượu ra, bạn có thể cảm nhận được hương thơm nồng nàn của cơm rượu. Vậy là cơm rượu đã xong rồi, múc vài viên ra chén và thưởng thức ngay thôi.
-
Cơm rượu là một món rất quen thuộc đối với tất cả mọi người, nhất là người dân vùng Nam Bộ. Món cơm rượu sẽ ngon hơn khi ăn kèm với xôi vò đấy.
Chúc bạn thành công với món ăn này nhé.
Tin tức khác